Lượt xem: 20950

Tủ bảo vệ

Mã sản phẩm : 1478496083

Số lượng:

    Tủ bảo vệ
    Chức năng Bảo vệ so lệch máy phát (87G)
    Bảo vệ tần số (81)
    Bảo vệ quá áp (59)
    Bảo vệ quá dòng kiểm tra điện áp (51V)
    Bảo vệ quá dòng (50)
    Bảo vệ lệch pha (46)
    Bảo vệ mất kích từ (40)
    Bảo vệ thấp áp (27)
    ….
     
    Các loại rơ le phổ biến mà Công ty cổ phần công nghệ và năng lượng Tân Nam sử dụng:
    + Rơ le bảo vệ máy phát:
        - Rơ le bảo vệ máy phát SEL-300G
        - Rơ le bảo vệ máy phát SEL-700G
    + Rơ le bảo vệ máy biến áp:
        - Rơ le bảo vệ máy biến áp SEL-587
    + Rơ le bảo vệ xuất tuyến:
        - Rơ le bảo vệ đường dây SEL-311A
    VD: Sơ đồ bảo vệ khối máy phát, máy biến áp
     
    Nguyên lý tác động và phạm vi tác động của các bảo vệ: 
    + Bảo vệ so lệch dọc máy phát (87G)
    - Nguyên lý làm việc: Bảo vệ so lệch dọc máy phát làm viêc dựa trên việc so sánh giá trị dòng điện thứ cấp của TI của hai đầu phần tử được bảo vệ.
    - Các dạng sự cố: Các dạng ngắn mạch trong bản thân máy phát.
    - Phạm vi bảo vệ: Bảo vệ được các phần tử trong khoảng giữa 2 điểm đặt TI.
    + Bảo vệ trở kháng thấp (21G): (Bảo vệ khoảng cách).
    - Nguyên lý làm việc: Nguyên lý làm việc của bảo vệ này là dựa vào giá trị dòng điện qua chỗ đặt Ti và quan hệ giữa dòng điện và điện áp. Khi khoảng cách từ chỗ bị hư hỏng tới chỗ đặt bảo vệ càng lớn thì thời gian tác động càng tăng. 
    - Bảo vệ trước các dạng sự cố: Các dạng ngắn mạch trong phạm vi bảo vệ.
    - Phạm vi tác động: Mạch máy phát, thường là 6kV hoặc 10kV
    + Bảo vệ chống quá điện áp máy phát (59)
    - Nguyên lý làm việc: bảo vệ đươc thực hiện bằng một rơ le điện áp RU. Khi điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây rơ le lớn hơn giá trị định trước (và đủ thời gian ) thì bảo vệ sẽ tác động.
    - Phạm vi tác động: Khi điện áp mạch  (32):
    -Nguyên lý làm việc: để bảo vệ chống luồng công suất ngược người ta dùng rơ le công suất để kiểm tra hướng công suất tác dụng của MPĐ. Yêu cầu của rơ le hướng công suất là phải có độ nhạy cao để phát hiện luồng công suất ngược với trị số khá bé.
    - Phạm vi tác động: Tác động khi có luồng công suất từ hệ thống đi vào máy phát (trị số và thời gian tác động cho từng chế độ bù và phát sẽ cập nhật khi có tài liệu của nhà thầu)
    + Bảo vệ quá kích từ (24):
    -Nguyên lý làm việc: Dựa trên giá trị điện áp đầu ra máy phát. Khi điện áp đầu cực máy phát tăng quá giới hạn cho phép và kéo dài mà hệ thống tự động điều chỉnh dòng kích từ bị lỗi không điều chỉnh được hoặc giá trị cần điều chỉnh lại nằm ngoài dải điều chỉnh của hệ thống tự động điều chỉnh dòng kích từ thì bảo vệ sẽ tác động.
    - Phạm vi tác động: Tác động khi điện áp đầu cực tăng cao kéo dài.
    + Bảo vệ tần số giảm thấp (81):
    - Nguyên lý làm việc: Sử dụng rơ le tần số để đo giá trị tần số đầu cực máy phát. bảo vệ sẽ tác động khi tần số của hệ thống giảm thấp tới giá trị định trước (và đủ thời gian).
    - Phạm vi làm việc: Mất cân bằng công suất trong hệ thống sẽ gây ra dao động tần số. Khi đó điện áp và công suất sẽ dao động mạnh gây chấn động tổ máy.
    + Bảo vệ kém áp (27):
    - Nguyên lý làm việc: bảo vệ nhận tín hiệu từ biến điện áp, đưa tín hiệu đến rơle điện áp cực tiểu.
    - Bảo vệ tác động khi: ngắn mạch hoặc sự cố làm điện áp đầu cực máy phát giảm thấp (nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đặt và đủ thời gian)
    + Bảo vệ dòng điện thứ tự nghịch (46): 
    - Nguyên lý làm việc: Dòng điện thứ tự nghịch xuất hiện trong cuộn dây stator của máy phát điện khi có đứt dây hở mạch 1 hoặc 2 pha; khi có ngắn mạch không đối xứng hoặc khi tải của hệ thống không đối xứng.
    - Bảo vệ sẽ tác động khi: Giá trị của dòng thứ tự nghịch trong mạch đạt đến giá trị đặt.
    + Bảo vệ chống mất kích từ (40):
    - Nguyên lý làm việc: Khi máy phát làm việc ở chế độ thiếu hoặc mất kích từ, sức điện động E sẽ thấp hơn điện áp U, máy phát sẽ nhận công suất phản kháng từ hệ thống, điện kháng của máy phát sẽ thay đổi từ trị số điện kháng đồng bộ đến trị số điện kháng quá độ. Lúc này dòng điện chạy vào máy phát mang tính điện dung và vượt trước điện áp pha tương ứng một góc 90o. Như vậy: bảo vệ chống mất kích từ làm việc dựa vào góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp.
    - Phạm vi tác động: Bv sẽ tác động cắt máy phát khi sảy ra mất kích từ do hư hỏng mạch kích thích ( Ngắn mạch hoặc hở mạch), hư hỏng trong hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hoặc do thao tác sai của nhân viên vận hành.

    * Các thông tin liên quan đến rơ le bảo vệ
    Ý nghĩa mã số các Relay bảo vệ theo ANSI
    Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ, ví dụ : relay bảo vệ quá dòngrelay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp, relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ...
    Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, chức năng các relay bảo vệ thường được ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N. Để chọn được đúng các relay theo các bản vẽ này ta phải hiểu được ý nghĩa các thông số ký hiệu relay này.
    Thông thường các relay được ký hiệu số như trên sẽ tuân thủ theo ký hiệu của bảng tên gọi relay theo ANSI như sau :
    • 1: Phần tử chỉ huy khởi động
    • 2: Rơ le trung gian (chỉ huy đóng hoặc khởi động) có trễ thời gian
    • 3: Rơ le liên động hoặc kiểm tra
    • 4: Côngtắctơ chính
    • 5: Thiết bị làm ngưng hoạt động
    • 6: Máy cắt khởi động
    • 7: Rơ le tăng tỷ lệ
    • 8: Thiết bị cách ly nguồn điều khiển
    • 9: Thiết bị phục hồi
    • 10: Đóng cắt phối hợp thiết bị
    • 11: Thiết bị đa chức năng
    • 12: Thiết bị chống vượt tốc
    • 13: Thiết bị tác động theo tốc độ đồng bộ
    • 14: Chức năng giảm tốc độ
    • 15: Thiết bị bám tốc độ hoặc tần số phù hợp với thiết bị song hành
    • 16: Dự phòng cho tương lai hiện chưa sử dụng
    • 17: Khóa đóng cắt mạch shunt hoặc phóng điện
    • 18: Thiết bị gia tốc hoặc giảm tốc độ đóng
    • 19: Côngtắctơ khởi động thiết bị có quá độ (thiết bị khởi động qua nhiều mức tăng dần)
    • 20: Van vận hành bằng điện
    • 21. Rơle khoảng cách
    • 22: Mắy cắt tác động điều khiển cân bằng
    • 23: Thiết bị điều khiển nhiệt độ
    • 24: Rơle tỷ số V/Hz (điện áp/tần số), chức năng quá kích thích
    • 25: Chức năng kiểm tra đồng bộ
    • 26: Chức năng bảo vệ
    • 27: Chức năng bảo vệ kém áp
    • 28: Bộ giám sát ngọn lửa (với tuabin khí hoặc nồi hơi)
    • 29: Côngtắctơ tạo cách ly
    • 30: Rơle tín hiệu (không tự giải trừ được)
    • 31: Bộ kích mở cách ly (kích mở thyristor)
    • 32: Chức năng định hướng công suất
    • 33: Khoá vị trí
    • 34: Thiết bị đặt lịch trình làm việc
    • 35: Cổ góp chổi than hoặc vành xuyến trượt có chổi than
    • 36: Rơle phân cực
    • 37: Chức năng bảo vệ kém áp hoặc kém công suất
    • 38: Chức năng đo nhiệt độ vòng bi hoặc gối trục
    • 39: Chức năng đo độ rung
    • 40: Chức năng bảo vệ chống mất kích từ
    • 41: Máy cắt dập từ
    • 42: Máy cắt khởi động máy hoặc thiết bị
    • 43: Thiết bị chuyển đổi hoặc chọn mạch điều khiển bằng tay
    • 44: Rơ le khởi động khối chức năng kế tiếp vào thay thế
    • 45: Rơ le giám sát tình trạng không khí (khói, lửa, chất nổ v.v.)
    • 46: Rơ le dòng điện thứ tự nghịch hoặc bộ lọc dòng điện thứ tự thuận
    • 47: Rơ le điện áp thứ tự nghịch hoặc bộ lọc điện áp thứ tự thuận
    • 48: Rơ le bảo vệ duy trì trình tự
    • 49: Rơ le nhiệt (bảo vệ quá nhiệt)
    • 50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh
    • 50N: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất
    • 51: Bảo vệ quá dòng (xoay chiều) có thời gian
    • 51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì
    • 52: Máy cắt dòng điện xoay chiều
    • 53: Rơ le cưỡng bức kích thích điện trường cho máy điện một chiều
    • 54: Thiết bị chuyển số cơ khí được điều khiển bằng điện
    • 55: Rơ le hệ số công suất
    • 56: Rơ le điều khiển áp dụng điện trường kích thích cho động cơ xoay chiều
    • 57: Thiết bị nối đất hoặc làm ngắn mạch
    • 58: Rơ le ngăn chặn hư hỏng chỉnh lưu
    • 59: Rơ le quá điện áp
    • 60: Rơ le cân bằng điện áp hoặc dòng điện
    • 61: Cảm biến hoặc khóa đóng cắt theo mật độ khí
    • 62: Rơ le duy trì thời gian đóng hoặc mở tiếp điểm
    • 63: Rơ le áp lực (Buchholz)
    • 64: Rơ le phát hiện chạm đất
    • 64R: Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn rôto
    • 64G: Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn stato
    • 65: Bộ điều tốc
    • 66: Chức năng đếm số lần khởi động trong một giờ
    • 67: Rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
    • 67N: Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng
    • 68: Rơ le khoá
    • 69: Thiết bị cho phép điều khiển
    • 70: Biến trở
    • 71: Rơ le mức dầu
    • 72: Máy cắt điện một chiều
    • 73: Tiếp điểm có trở chịu dòng tải
    • 74: Rơ le cảnh báo (rơle tín hiệu)
    • 75: Cơ cấu thay đổi vị trí
    • 76: Rơle bảo vệ quá dòng một chiều
    • 77: Thiết bị đo xa
    • 78: Rơ le bảo vệ góc lệch pha
    • 79: Rơ le tự đóng lại (điện xoay chiều)
    • 80: Thiết bị chuyển đổi theo trào lưu chạy qua
    • 81: Rơ le tần số
    • 82: Rơ le đóng lặp lại theo mức mang tải mạch điện một chiều
    • 83: Rơle chuyển đổi hoặc chọn điều khiển tự động
    • 84: Bộ điều áp máy biến áp (OLTC)
    • 85: Rơ le nhận thông tin phối hợp tác động từ bảo vệ đầu đối diện
    • 86: Rơ le khoá đầu ra
    • 87: Bảo vệ so lệch
    • 87B: Rơ le bảo vệ so lệch thanh cái
    • 87G: Rơ le bảo vệ so lệch máy phát
    • 87L: Rơ le bảo vệ so lệch đường dây
    • 87M: Rơ le bảo vệ so lệch động cơ
    • 87T: Rơ le bảo vệ so lệch máy biến áp
    • 87TG: Rơ le bảo vệ so lệch hạn chế máy biến áp chạm đất (chỉ giới hạn cho cuộn dây đấu sao có nối đất)
    • 88: Động cơ phụ hoặc máy phát động cơ
    • 89: Khóa đóng cắt mạch
    • 90: Rơ le điều chỉnh (điện áp, dòng điện, công suất, tốc độ, tần số, nhiệt độ)
    • 91: Rơ le điện áp có hướng
    • 92: Rơ le điện áp và công suất có hướng
    • 93: Các chức năng tiếp điểm thay đổi kích thích
    • 94: Rơ le cắt đầu ra
    • 95: Chức năng đồng bộ (cho động cơ đồng bộ có tải nhỏ và quán tính nhỏ) bằng hiệu ứng mômen từ trở
    • 96: Chức năng tự động đổi tải cơ học
     

    Cấp bảo vệ IP (IP54, IP55, IP64, IP65) là gì?

    IP được định nghĩa bởi IEC, quy định mức độ bảo vệ của thiết bị điện từ bụi và nước. Ví dụ IP54, IP55, IP64, IP65

    CẤP BẢO VỆ IP (INTERNATIONAL PROTECTION) ỨNG DỤNG Ở ĐÂU

    Nếu bạn thường xuyên thực hiện việc bốc dự toán cho 1 công trình, sẽ có những thiết bị yêu cầu độ bảo vệ IP54 chẳng hạn. Nhưng bạn tìm ngoài thị trường chỉ có loại có IP55. Vậy có thể thay thế được không?
    Nếu bạn là nhà sản xuất tủ bảng điện, chủ đầu tư yêu cầu bạn sản xuất tủ cho họ đạt tiêu chuẩn IP44 chẳng hạn. Nếu bạn không hiểu IP44 đòi hỏi gì thì bạn sẽ không dám nhận đặt hàng.
    Hiểu biết về cấp bảo vệ IP sẽ giúp bạn giải quyết tốt 2 vấn đề trên
     

    CẤU TRÚC, Ý NGHĨA CỦA IP54

    Cấu trúc của cấp bảo vệ IP ví dụ IP54 gồm: IP và 2 chữ số. Chữ số thứ nhất (5) nói lên độ bảo vệ chống bụi thâm nhập, chữ số thứ 2 (4) nói lên độ bảo vệ chống sự thâm nhập từ nước.

    Ý NGHĨA SỐ THỨ NHẤT : MỨC ĐỘ CHỐNG BỤI

    1 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể rắn lớn hơn 50mm.  Bảo vệ từ đối tượng (chẳng hạn như bàn tay) chạm vào các bộ phận đèn do ngẫu nhiên. Ngăn chặn các vật có kích thước (có đường kính) lớn hơn 50mm.
    2 Cho biết có thể ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng có kích thước trung bình lớn hơn 12mm. Ngăn chặn sự xâm nhập của ngón tay và các đối tượng khác với kích thước trung bình (đường kính lớn hơn 12mm, chiều dài lớn hơn 80mm).
    3 Cho biết để ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn 2.5mm. Ngăn chặn các đối tượng (như công cụ, các loại dây hoặc tương tự) có đường kính hoặc độ dày lớn hơn 2,5 mm để chạm vào các bộ phận bên trong của đèn.
    4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm. Ngăn chặn các đối tượng (công cụ, dây hoặc tương tự) với đường kính hoặc độ dày lớn hơn 1.0mm chạm vào bên trong của đèn.
    5 Chỉ ra bảo vệ bụi. Ngăn chặn sự xâm nhập hoàn toàn của vật rắn, nó không thể ngăn chặn sự xâm nhập bụi hoàn toàn, nhưng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
    6 Chỉ ra bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi hoàn toàn.


     

    Ý NGHĨA SỐ THỨ HAI : MỨC ĐỘ CHỐNG NƯỚC

    0 Cho biết không có bảo vệ.
    1 Chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt. Nước giọt thẳng đứng (như mưa, không kèm theo gió) không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
    2 Chỉ ngăn chặn được sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ. Hoặc khi thiết bị được nghiêng 15 độ, nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không gây ra tác hại nào.
    3 Cho biết có thể ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể chịu được các tia nước, vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ (Cụ thể như mưa kèm theo gió mạnh)
    4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng. 
    5 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các hướng.
    6 Cho biết có thể chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp trên boong tàu, và có thể chịu được những con sóng lớn.
    7 Cho biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước nhỏ.
    8 Cho biết thiết bị có thể hoạt động bình thường khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp suất nước nhất định nào đó, và đảm bảo rằng không có hại do nước gây ra.



    Báo giá xin liên hệ: ( 84) 04.62930214 - Hotline: 0986595794